Bình đẳng nam nữ Nam_giới

Trong lịch sử loài người, sau khi chế độ mẫu hệ tàn lụi, hầu hết các nền văn hóa đã theo chế độ phụ hệ, với sự đề cao các quyền lợi của nam giới. Theo đó nam giới luôn là những người lãnh đạo bộ lạc, dân tộc, quốc gia v.v. và mọi của cải đều truyền cho con trai với ý nghĩa "quyền huynh thế phụ"[7]. Quan niệm Nho giáo tại các nước phương Đông cũng nhấn mạnh thêm vai trò thống trị tuyệt đối của nam giới, "nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô"[8]. [cần dẫn nguồn]

Hiện nay nền văn minh nhân loại đang hướng tới bình đẳng nam nữ với sự đề cao quyền bình đẳng trong xã hội của nữ giới tương đương nam giới. Tuy nhiên đó là về mặt pháp luật, còn những đặc điểm tự nhiên về giới tính được hình thành qua hàng triệu năm tiến hóa thì không thay đổi, vì vậy nam giới vẫn chiếm ưu thế trong xã hội so với nữ giới[9]:

  • Nam giới có xu hướng hành động nhanh chóng, quyết đoán, trong khi phụ nữ có xu hướng thụ động, bị cảm xúc chi phối.
  • Phụ nữ yếu hơn nam giới về thể chất, bởi vì trong hàng triệu năm tiến hóa phụ nữ không thực hiện nhiệm vụ yêu cầu cao về thể chất như nam giới (phụ nữ chỉ hái lượm, trong khi nam giới phải đi săn thú hoặc chiến đấu để bảo vệ bộ lạc).
  • Chức năng não: phụ nữ nói nhiều hơn, trong khi nam giới được định hướng nhiều hơn cho hành động. Nam giới học các môn khoa học tự nhiên (cần tư duy logic học) tốt hơn, còn phụ nữ tư duy ngôn ngữ tốt hơn do họ nói nhiều hơn. Tuy nhiên khi sáng tác văn học, vốn cần kết hợp tính ngôn ngữ với tính logic thì nam giới vẫn vượt trội hơn (ví dụ: trong 28 giải Nobel văn học được trao trong giai đoạn 1990-2018, có 21 người là nam và chỉ có bảy người là nữ).
  • Phụ nữ luôn có xu hướng tìm kiếm một người đàn ông mạnh mẽ để đạt được sự bảo vệ
  • Nam giới có tinh thần sắn sàng đối mặt với thử thách cao hơn phụ nữ.

Một số đặc điểm khác có thể kể đến như: Đàn ông có thể đọc các bản hướng dẫn kỹ thuật và giải mã chúng dễ dàng hơn phụ nữ; đàn ông có xu hướng tự suy nghĩ để tìm giải pháp cho vấn đề thay vì tốn thời gian để trao đổi nó với bạn bè, cha mẹ và người thân như đối với phụ nữ; đàn ông ít quan tâm đến những vấn đề nhỏ nhặt như thời trang, phong cách ăn mặc như là phụ nữ; phụ nữ dễ thay đổi quan điểm bởi tác động bên ngoài trong khi đàn ông kiên định hơn trong quan điểm và cảm xúc của họ về bất cứ điều gì.[10]

Theo nghiên cứu của Kinda B. Coffman và Christine L. Exley, hai giáo sư trợ giảng tại Trường Kinh doanh Harvard, nhìn chung các nhà tuyển dụng tại Mỹ thích tuyển nam giới hơn, không phải vì họ có thành kiến ​​hoặc thích phân biệt đối xử với phụ nữ, mà vì đàn ông có hiệu quả làm việc trung bình tốt hơn ở một số lĩnh vực nhất định, nhất là lĩnh vực liên quan đến thể chất và tư duy logic[11]

Quyền lực và sự kiểm soát là động cơ xã hội thực sự đằng sau việc phân chia các vai trò giới tính, thông qua phân công lao động. Không chỉ đơn giản là sự khác biệt về quan niệm xã hội, các đặc điểm tự nhiên đem lại ưu thế cho nam giới (sức khỏe, tư duy logic, mức độ tập trung trí óc đều tốt hơn phụ nữ), vẫn thường thấy xu thế nam giới nổi trội rõ rệt trong các công việc phức tạp như nhà lãnh đạo, nhà khoa học, nghệ nhân... Ngay cả với những công việc thường được dành cho phụ nữ như nấu ăn, các cá nhân nổi bật nhất (đầu bếp chuyên nghiệp) vẫn thường là đàn ông.[9]

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nam_giới http://www3.uakron.edu/witt/flsp/note3.htm http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/dan-ong-thon... //dx.doi.org/10.1007%2Fs11199-005-6758-z //dx.doi.org/10.1016%2FS0160-2896(99)00009-4 //dx.doi.org/10.1016%2Fj.intell.2004.06.008 https://www.wonderslist.com/10-reasons-men-are-bet... https://hbswk.hbs.edu/item/why-employers-favor-men https://hbr.org/2015/09/explaining-gender-differen... https://www.nobelprize.org/prizes/facts/nobel-priz... https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Men?us...